Nói đến thôi miên, có lẽ bạn hình dung ngay một nhà thôi miên trên sân khấu, đung đưa con lắc và khiến người khác hành động theo một cách vô thức. Tuy nhiên, đó là THÔI MIÊN TRÌNH DIỄN và thôi miên này hoàn toàn khác với THÔI MIÊN TRỊ LIỆU.
Mục lục
1. Thôi miên là gì?
Phần lớn chúng ta nghĩ về thôi miên là nghĩ đến hàng loạt các hiệu ứng gây sốc, nên còn khá e dè khi sử dụng thôi miên như một liệu pháp để chữa bệnh.
Thực tế thì thôi miên không phải là cái gì đó rất nguy hiểm, bí ẩn và gây sốc như bạn đã từng nghĩ.
Thôi miên là một loạt các trạng thái ý thức xảy ra một cách tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Bạn đã bao giờ trong một chuyến đi và đến nơi nhưng lại không nhớ được chuyến đi đó như thế nào chưa? Bạn đã bao giờ mơ tưởng giữa ban ngày chưa? Bạn đã bao giờ ngồi dự một buổi thuyết trình và tập trung 100% vào người thuyết trình cũng như nội dung được trình bày chưa? Bạn đã bao giờ ngồi trong một buổi thuyết trình và tâm trí của bạn trôi dạt đi, không hề quan tâm tới người thuyết trình và tài liệu đang được trình bày chưa? Bạn đã bao giờ làm điều gì đó mà không còn để tâm tới bất cứ điều gì hoặc
bất kỳ ai xung quanh mình (chẳng hạn như xem phim, nghe nhạc, đọc sách) chưa?
Tất cả đều là trạng thái thôi miên mà chúng ta trải nghiệm một cách tự nhiên hàng ngày.
Khi thực hành thôi miên, chúng ta cho phép mình tuân theo chỉ dẫn do chính bản thân hoặc người khác (nhà thôi miên) đưa ra để đi vào những trạng thái ý thức tự nhiên này một cách có chủ đích.
2. Thôi miên trình diễn và thôi miên trị liệu khác nhau như thế nào?
2.1 Thôi miên trình diễn
Thôi miên trình diễn nhằm mục đích tạo ra một buổi biểu diễn giải trí, các hiệu ứng cần phải gây sốc để thu hút khán giả – như việc người tham gia đột nhiên ngủ gục trên sân khấu, quên tên, giả làm con gà gáy… Những hiệu ứng này ngắn hạn và sẽ được loại bỏ vào cuối buổi biểu diễn và nó không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người tham gia.
2.2 Thôi miên trị liệu
Ngược lại, trong thôi miên trị liệu, “Nhà thôi miên trị liệu tạo ra trạng thái thôi miên cho thân chủ để tăng động lực hoặc thay đổi mô hình hành vi thông qua thôi miên. Nhà trị liệu sẽ trao đổi với thân chủ để xác định bản chất vấn đề của thân chủ, chuẩn bị cho thân chủ trước khi bước vào trạng thái thôi miên bằng cách giải thích cách thức hoạt động của thôi miên và những gì khách hàng sẽ trải qua. Xác định khả năng tiếp nhận ám thị về cả thể chất lẫn cảm xúc. Đưa thân chủ vào trạng thái thôi miên bằng các phương pháp và kỹ thuật thôi miên dựa trên kết quả phân tích vấn đề của khách hàng. Nhà trị liệu cũng có thể hướng dẫn thân chủ tự thôi miên.
Khi ở trong những trạng thái thôi miên tự nhiên này, phần tiềm thức trong tâm trí chúng ta (bản chất của mỗi người) trở nên dễ tiếp cận hơn và dễ tiếp nhận những gợi ý/ám thị tích cực mà chúng ta mong muốn. Vì vậy, nếu bạn mong muốn có động lực hơn hoặc tự tin hơn hoặc thay đổi trạng thái tâm lý thì khi ở trong trạng thái thôi miên, những ám thị được đưa ra sẽ trở nên rõ ràng hơn, giúp bạn đạt được điều bạn mong muốn. Thôi miên trị liệu sử dụng những trạng thái tự nhiên này để thực hiện quá trình trị liệu và cài các ám thị, giúp bạn đạt được kết quả tích cực mà bạn mong muốn (theo ICCHP)
3. Thôi miên trị liệu có thực sự hiệu quả không?
Nhiều người đặt câu hỏi về tính hiệu quả của thôi miên và không tin rằng mình có thể bị thôi miên. Điều này cũng dễ hiểu vì họ chưa biết về thôi miên, thậm chí có định kiến về thôi miên. Họ sợ rằng họ có thể bị mất kiểm soát và tiết lộ những bí mật đen tối nhất của mình khi bị thôi miên, do đó họ tự ngăn cản mình vào trạng thái xuất thần.
Mỗi buổi thôi miên trị liệu đều có mục đích rõ ràng. Thường thì trong một buổi thôi miên trị liệu, nhà trị liệu có kinh nghiệm sẽ kết hợp thôi miên lâm sàng với liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) hoặc một vài liệu pháp trị liệu tâm lý khác để đạt hiệu quả tối ưu.
Khi kết hợp các liệu pháp này, một ca trị liệu thường có kết quả nhanh hơn, thời gian trị liệu ngắn hơn.
Trên thực tế, mình thấy những người cởi mở, sáng tạo và ít hoài nghi thường dễ vào trạng thái thôi miên tốt nhất. Bởi vậy nên họ cũng là người dễ đạt được mục đích trị liệu nhất.
4. Thôi miên trị liệu có chữa được trầm cảm không?
Trầm cảm đang ngày càng trở nên phổ biến và là một trong những vấn đề sức khoẻ tâm thần nghiêm trọng nhất hiện nay. Bên cạnh cách phương pháp điều trị truyền thống như sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý, thôi miên trị liệu đang dần được xem như một liệu pháp tiềm năng cho căn bệnh này.
Một số nghiên cứu cho thấy thôi miên trị liệu cải thiện đáng kể các triệu chứng trầm cảm, có thể mang lại một giải pháp thay thế khả thi cho các phương pháp điều trị bằng thuốc. Thôi miên có thể đặc biệt hiệu quả đối với các triệu chứng như kích động và trầm tư, giúp giảm bớt sự bất lực và vô vọng.
Ngoài ra, nghiên cứu năm 2022 cho thấy liệu pháp thôi miên có hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng trầm cảm khi kết hợp với các liệu pháp tâm lý khác, chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). (1)
Nguyện cho tất cả chúng ta đều được chữa lành.
Để đặt lịch tham vấn, trị liệu tâm lý, bạn click link sau nhé.
Nguồn tham khảo
(1) PharmD, D. W. (2023, December 13). Hypnosis for depression: How it works, examples, & effectiveness. Choosing Therapy. https://www.choosingtherapy.com/hypnosis-for-depression/
******
🍀 Vui lòng liên hệ hotline 096 385 3883 hoặc email goroitraitim@gmail.com để đặt lịch hẹn tư vấn – trị liệu tâm lý tại Gỡ Rối Trái Tim.
Hoặc gặp gỡ và trò chuyện cùng mình tại các địa chỉ sau:
🍀Đặt hẹn: bit.ly/book-lich-tu-van
🍀Blog: https://goroitraitim.com
🍀Youtube: https://www.youtube.com/@GoRoiTraiTim
🍀Podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/goroitraitim
🍀Group facebook: https://www.facebook.com/groups/goroitraitim